Diễn đàn trường THPT Hoằng Hóa II
Chào mừng bạn đến với

Diễn đàn trường THPT HOẰNG HÓA 2


Tên miền được sử dụng chính thức là thpthoanghoa2.net

Diễn đàn trường THPT Hoằng Hóa II
Chào mừng bạn đến với

Diễn đàn trường THPT HOẰNG HÓA 2


Tên miền được sử dụng chính thức là thpthoanghoa2.net

Truyền thống Hoằng Hóa 9101010
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

:: Quên mật khẩu ::



Share|

Truyền thống Hoằng HóaXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime6/6/2011, 22:10
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Truyền thống Hoằng Hóa

Thưa toàn thể các bạn:
Hôm nay tôi lập ra topic này với lí do chính là để cho các bạn up các nội dung về truyền thống của Hoằng Hóa lên để cho tất cả mọi người cùng biết.
Các bạn up các nội dung về các vị tiến sĩ, các danh nhân, các nhân vật nổi tiếng, lễ hội, các làng nghề của Hoằng Hóa, các phong tục tập quán của Hoằng Hoá ...
Có thể kèm thêm ảnh hoặc video cho sinh động.
Xin cảm ơn các bạn





Được sửa bởi Le Dinh Minh12b2 ngày 6/6/2011, 23:42; sửa lần 2.



Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime6/6/2011, 22:21
Viceadmin
Viceadmin
Admin
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 678
Được cảm ơn : 74

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Chủ đề rất hay, tuy nhiên riêng em có ý kiến nên thu hẹp chủ đề thành Huyện Hoằng Hóa Smile như vậy sẽ sát với địa phương hơn, nơi mà mọi người đang sống và sinh hoạt n





Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime6/6/2011, 22:23
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

ý kiến hay đấy
anh sửa ngay






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 12:17
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

LỊCH SỬ TÊN GỌI
Thời Ðinh - Lê gọi là giáp Cổ Hoằng, thời Lý - Trần gọi là Cổ Ðằng, thời nhà Hồ đổi là huyện Cố Linh, thời thuộc Minh gọi là huyện Cố Ðằng. Ðến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Ðức thứ nhất (năm 1470) đổi thành huyện Hoằng Hóa. Dưới thời Minh Mạng (năm 1838), một số làng, tổng ở phía Bắc được cắt ra cùng với tổng Ðại Ly ở huyện Hậu Lộc lập nên huyện Mỹ Hóa do huyện Hoằng Hóa kiêm nhiệm.

Ðầu thế kỷ XX, huyện Mỹ Hóa giải thể, các làng, tổng trên lại nhập về Hoằng Hóa. Từ đó địa giới Hoằng Hóa ổn định cho đến ngày nay. Ðịa hình tự nhiên và đất đai Hoằng Hóa được chia thành ba vùng rõ rệt: 17 xã phía Bắc huyện thuộc tả ngạn sông Tuần và sông Mã là vùng đất thích hợp với canh tác lúa nước hai vụ chính; 22 xã vùng giữa và phía Nam huyện thuộc hữu ngạn sông Tuần và tả ngạn sông Mã phần lớn đất cát pha, thích hợp thâm canh cây lúa và màu; 8 xã vùng biển ở phía Ðông sông Cung hầu hết là đất cát, vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản.

Vị trí huyện trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa

Truyền thống Hoằng Hóa 420pxhanhchinhthanhhoasvg


Tuyến giao thông chính của huyện: quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất

Tổ chức hành chính: 47 xã, 1 thị tứ và 2 thị trấnHoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá. Ðông giáp biển Đông. Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Yên Ðịnh và Vĩnh Lộc. Nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và một phần huyện Ðông Sơn. Bắc giáp huyện Hậu Lộc.

Thông tin sơ lược

Diện tích: 224,6km2

Dân số: 246.000 người (2004)

Mật độ dân số: 1.059 người/km2

Bao gồm thị trấn Bút Sơn, Tào Xuyên và 47 xã: Hoằng Khánh, Hoằng Xuân, Hoằng Trung, Hoằng Phượng, Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Hoằng Cát, Hoằng Khê, Hoằng Trinh, Hoằng Lương, Hoằng Sơn, Hoằng Xuyên, Hoằng Đắc, Hoằng Minh, Hoằng Anh, Hoằng Long, Hoằng Vinh, Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh, Hoằng Lộc, Hoằng Thái, Hoằng Thắng, Hoằng Đạo, Hoằng Phúc, Hoằng Quang, Hoằng Quý, Hoằng Đạt, Hoằng Hà, Hoằng Yến, Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Đông, Hoằng Ngọc, Hoằng Lưu, Hoằng Phụ, Hoằng Thành, Hoằng Trạch, Hoằng Tân, Hoằng Phong và Hoằng Châu.




Tiềm năng

Hoằng Hoá, hiện được đánh giá là một trong những huyện đi đầu của Thanh Hoá về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hoằng Hoá, tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 12:40
rich
rich
Moderator
Moderator
Giới tính : Nam
Khóa học : 05-08
Lớp cũ /đang học lớp : A1
Tổng số bài gửi : 1647
Được cảm ơn : 154
Xã, thị trấn : Hoằng Hợp

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Có ai biết tục lệ bỏ trầu, dặm ngõ ở khu mình không ạ, hôm nọ có mấy đám hỏi dâu ở chỗ em hỏi tục lệ hee hee em nhỏ tuổi nhưng vai vế là bậc "cha chú" trong họ, sớm muộn gì cũng phải biết. Mong anh em chỉ giáo





Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 12:55
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Phú Khê trong hồn Đất Việt – Một ý tưởng đẹp đã mở đầu cuốn sách

Người Việt Nam ai cũng có một Quê hương, dù sống ở đâu thì hình ảnh nơi “Chôn rau cắt rốn” luôn hiện hữu trong mỗi lúc vui buồn. Nơi ấy cất giữ bao nhiêu kỷ niệm dấu yêu của một thời thơ ấu. Bên lũy tre xanh, bên bờ cát trắng, những hạt nắng, những hạt mưa, những chiều hoàng hôn thắm….luôn là nỗi nhớ khôn nguôi. Cùng với thời gian tồn tại ,cây đa giếng nước sân đình, lối mòn, ngõ xóm…đã in sâu vào tâm trí của mỗi con người khi tìm về nguồn cội.

Phú Khê trong hồn Đất Việt – Một ý tưởng đẹp đã mở đầu cuốn sách giới thiệu về làng Phú Khê. Từng ngày, làng đổi mới nhưng không mai một những nét đẹp văn hóa mà cha ông để lại cho hôm nay và muôn đời sau.

Trải qua những chặng đường lịch sử, Phú Khê ngày nay đã có những đổi mới nhưng không mất đi cái vẻ hiền hòa, yên bình mang đậm chất của một vùng quê Việt Nam

Đến với Phú Khê, ta không chỉ cảm nhận sự gần gũi, ấm áp, đượm chất hoang sơ của vùng quê yên ả, với những con sông, khau bơi tát nước, những chiếc cối đá, nan tre đã đi vào cuộc sống niên đại mà ta còn được chiêm ngưỡng sớm xuất hiện ở đất này. Nổi bật hơn cả là ngôi đình thờ hai vị thành Hoàng Làng, một công trình văn hóa tiêu biểu của xứ Thanh.

Truyền thống Hoằng Hóa Images6

Trong tâm thức người dân Phú Khê, đây là những vị thần giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ cùng với sự linh thiêng truyền tụng bao đời nay với lễ nghi tế theo kiểu cung đình.

Đình Nghè Phú Khê tọa lạc tại phía Tây xã Hoằng Phú (nay là xã Hoằng Phú) cho nên còn gọi là đình Thượng, hay Nghè Thượng. Những dấu tích vật chất cùng các tài liệu, thư tịch cho ta thấy: ngôi đình xưa kia đã có một thời huy hoàng lộng lẫy. Lê Quý Đôn đã lưu bút nơi đây…

“… Đình ta nay: Tiếng nức cõi Thanh, danh lừng đất Phú, mạch Long du quanh quất một bầu….

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng với khắc nghiệt của thời gian, dáng vẻ xưa của ngôi đình chỉ còn là ký ức, nhưng với lòng ngưỡng vọng hai vị thần thì vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống tâm linh của người dân không hề mai một. Ngôi đình kiến trúc theo kiểu chữ nhị, góc khung đình , cốn rường được bàn tay các nghệ nhân miêu tả hình rồng, phượng, mây, đao, hoa lá cách điệu….

Hiện nay Đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý có niên đại trải dài vài thế kỷ như: án gian, nhang án, hoành phi, câu đối.

Nhờ những giá trị tinh thần, vật chất còn lưu giữ nơi đây. Đình chùa lăng mộ làng Phú Khê còn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Vùng đất Phú Khê từ thuở bình minh lịch sử đã được người Việt cổ chọn làm nơi quần cư, lạc nghiệp. Việc khai phá vùng đất này rất vất vả gian nan nhưng rồi do nhu cầu phát triển và cũng là sự khao khát sinh tồn, tiền nhân đã biết nương tựa vào nhau, đầm mình cùng mưa, nắng, bão giông khai mở đạo vực, biến miền đất hoang vu thành một làng quê trù phú.

Ngắm nhìn phong cảnh Phú Khê

Điện đường trường trạm càng mê quê mình

Đêm về ánh điện lung linh

Thênh thang đường nhựa, học sinh đến trường.


Theo dòng lịch sử dân tộc, quê hương Phú Khê trước kia cũng đã từng rất sớm dựng nên truyền thống yêu nước, thương nòi, kiên cường, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vượt qua nghìn năm Bắc Thuộc đau thương nhưng vô cùng anh dũng , góp phần cùng dân tộc làm bừng sáng lên nền văn minh Đại Việt…

Là một vùng đất cuối sông, đầu núi của Miền Trung, Phú Khê lại nằm sát vùng văn hóa Quỳ Chử, Đông Sơn, miền đất ấy, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng cả tinh thần lẫn vật chất, đã tạo nên nhân cách con người Phú Khê. Tất cả đều được thể hiện rõ nét trên những giá trị vật chất mà con người Phú Khê nơi đây đã tạo nên cùng với những giá trị tinh thần yêu thương, đùm bọc của những người dân nơi đây, tất cả cũng đã tạo nên cái hồn quê của Phú Khê

Hàng năm cứ đến ngày 16.2 âm lịch, những giọt sương long lanh còn đọng trên nhành hoa, ngọn cỏ vùng đất nổi Kim Quy, từ xa đã nghe thấy tiếng trống, tiếng chiêng giục giã, cờ thần, cờ sai…Khắp đường làng, ngõ tắt giếng bông ….từng dòng người đổ dồn về sân đình Phú Thượng trong niềm vui rước kiệu thành hoàng.

Lễ hội là nơi phán ánh tâm hồn con người, mang đậm những màu sắc văn hóa của mỗi một vùng đất, gắn với phong tục tập quán của làng quê.

Hội làng truyền thống Phú Khê

Tháng hai kỳ phúc nhớ về dâng hương

Trăng rằm tròn đẹp khai trương

Năm ngày lễ hội vốn thường xưa nay

Phẩm vật thờ cúng ban ngày có cơm, xôi gà, lợn. Cúng buổi tối có hoa quả bánh, chè. Phẩm vật được chuẩn bị trước cho dân làng đóng góp theo trình tụ luân phiên. Sau khi tế lễ xong phẩm vật thờ cúng được chia đều cho dân làng thụ lộc.

Từng dòng người ở bốn phương đổ về để hành lễ, cờ rước trống rục, những âm thanh nghe quen thuộc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại làm nên cái không khí hồ hởi, phấn chấn của buổi hành lễ.

Số lượng người hành lễ gồm: một chủ tế, bốn bồi tế, hai bồi dẫn, một dọc chúc, một chuyển chúc, một đông xướng, một tây xướng, hai dâng hương, bốn dẫn rượu, tổng số là hai mươi bảy người.

Những người hành lễ phải ăn mặc chỉnh tề, cắm ăn mận, không được mặc áo trắng, trang phục nhất loạt áo thụng, khăn xếp, quần đỏ, đi hia….

Sau những nghi lễ tế thần trang nghiêm là phần hội như: đấu võ, đấu vật, hát bội, đu văng, cờ người….. Ngoài ra là những buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, đọc thơ.

Toàn dân rước tế hương bay ngát trời

Nhớ công trợ Lý, giúp đời

Cờ rong, trống mở biển người đông vui

Hội làng vui lắm ai ơi

Nơi này đánh vật, nơi chơi chọi gà

Nơi kí đông đúc trẻ già

Phất phơ ta áo theo đà tung bay.

Trong ngày lễ đó, sẽ diễn ra những hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian được đông đảo người dân tham gia: chọi gà, đánh đu, cờ người. Ngoài ra là những hoạt động từ thiện mang tính nhân văn cao: đóng góp vào hòm công đức.

Từ già, trẻ, lớn bé, ai nấy cũng hồ hởi, vui mừng khi được hòa mình vào dòng người đông vui nhộn nhịp với lễ hội truyền thống của làng mình.

Những người con của làng Phú Khê từ khắp mọi miền của tổ quốc luôn nhớ tới ngày lễ hội của làng mà trở về, nơi đây, cái nôi nuôi lớn những nhân tài của đất nước.

Từ bốn phương trở về, không ai có thể kìm nổi niềm vui sướng, sự xúc động khi trở lại quê hương. Chỉ trong mấy ngày hội làng thôi, mọi ký ức như hiện về, gợi nhớ đến hình ảnh ngôi làng còn nghèo đói của xưa kia, nhưng nay đã khác rồi, Làng Phú Khê đã đổi mới với những người con đã trưởng thành, vật chất, đời sống tinh thần cũng ngày một được nâng cao hơn. Những người con ra đi để học hỏi, trưởng thành rồi trở về làm giàu cho chính cái nôi nuôi lớn họ, làm giàu cho đất nước.

Nói đến hình tượng đặc trưng của văn hóa Làng quê Việt Nam thì ai cũng luôn nhớ tới hình ảnh giếng nước, sân đình, cây đa.

Làng Thịnh có cái giếng Bông

Nước non nổi tiếng cả vùng từ xưa

Nước trong mát hơn nước mưa

Uống vào chẳng khác nước dừa trên cây…..

Sức hấp dẫn của vùng đất đã thu hút những tộc người, cư dân đầu tiên từ trên cao xuống, từ miền biển tụ về bên những nẻo phù sa được bồi đắp bởi các con song. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông thủy, bộ trong vùng góp phần làm nên diện mại văn hóa làng xa Phú KHê.

Giữa một vùng non xanh cẩm tú, Phú Khê yên ngả trong vòng tay song núi tự ngàn đời. Thầm thì biển triều dâng nơi hạ nguồn song Mã, lãng đãng mây bay trên ngọn sơn trang, khiến ta liên tưởng tới xứ Đoài mây trắng.

Có lẽ núi đã cho vùng đất Phú Khê thế đứng cà dòng song nuôi khát vọng những đêm dài.

Trải qua bao nhiêu năm gian khổ, cuộc sống của những người dân trên đất Phú KHê một làng hai xã đã dần được cải thiện. Với những ưu đãi từ thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Phú Khê.

Nhắn ai đã đến Phú Khê

Chè Lam đặc sản khi về nhớ mua

Giò hoa, chả lụa, nem chua

Dừa xanh trĩu quả, nắng hè chờ quên

Hòn thiêng – Phú quý quê tôi

Nghin năm có lẻ vọng về hôm nay

Trống xuân lễ hội rộn rang

Yêu thương xin gửi muôn vàn khách quê

Trải qua một thời gian dài với chặng đường lịch sử gian nan, Làng Quê Phú Khê đã yên bình với từng nhịp sống của đô thị ngày nay, những con người cần mẫn làm ăn sinh sống nơi mình đã lớn lên, những người con rời xa làng quê, xa tuổi trăn trâu để lập nghiệp

Tuổi thơ ai cũng gắn liền với bao kỷ niệm mộc mạc, trong sáng và ngây thơ. Có những thứ tương chừng như giản đơn nhưng đôi khi ta lớn khôn đi tìm lại quá khứ một thời chẳng thấy. Ta nhớ từng bữa cơm rau, từng trái chuối chiên hay một vài quả sấu nhỏ. Ta nhớ như in giọng nói của bà, lời ru của mẹ hay tiếng quát của cha. Cứ mỗi một thời khắc trôi qua là một ký ức không bao giờ quên đựơc. Những ký ức ấy luôn đồng hành trong cuộc sóng của ta. Và cho đến bây giờ khi ta đã trưởng thành, lời dạy của thầy cô, từng buổi lên lớp, từng buổi sinh hoạt hè đã cho chúng ta biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp với những lời day dỗ cho ta khôn lớn nên người.

Tiếng trống trường nghe mới quen thuộc làm sao, từng bước chân hành quân nghe cũng thật hào hung khí phách. Phải rồi, đó là âm thanh quen thuộc lắm đây, đó là những bước chân hành quân của những người con quả cảm khi đất nước đang lâm nguy. Ngày nay, đến thế hệ mới này, khi đất nước yên bình, dù là con của làng quê nào đi chăng nữa ai nấy cũng nhớ đến công lao của cha ông ta ngày xưa. Nhớ lắm để rồi học tập và gìn giữ cái công lao ấy cho muôn đời sau.

Ai vào Nam ra Bắc hôm nay, sẽ bắt gặp một làng quê, xanh mướt một màu xanh bên cạnh con đường thiên lý và những cánh đồng thẳng cánh cò bay đã đi vào ca dao, cổ tích. Điểm ngưng con nước, bến đỗ con đò, đường ngang, lối rẽ, câu hò, bóng đa tỏa mát chợ làng và những mái đình, mái chùa đan xen huyền thoại. Một không gian văn hóa được mở ra giữa trời đất giao thoa cùng sống núi, nâng bổng hồn quê.

Theo sách Phú Khê trong hồn Đất Việt






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 12:59
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

HỘI LÀNG PHÚ KHÊ - THANH HOÁ
Truyền thống Hoằng Hóa Hilngphkh
Hội làng Phú Khê: Làng Phú Khê nay thuộc địa phận hai xã Hoằng Phú và Hoằng Quí huyện Hoằng Hoá. Lễ hội làng Phú Khê được tổ chức vào ngày rằm tháng hai âm lịch và kéo dài trong 7 ngày. Phần lễ chủ yếu là nghi thức cúng tế Thành hoàng làng-hai bộ tướng thời Ðinh là Chu Minh và Chu Tuấn, cầu chức cho nhân khang vật thịnh.Nét đặc sắc của lễ hội làng Phú Khê là mâm cỗ phải dày 2 tầng ( do thờ 2 vị thành hoàng). Ðây cũng là lễ hội được tổ chức rất nhiều các trò chơi dân gian đặc biệt như chọi gà, bơi thuyền đập vịt, đập nồi, vật, đánh đu,đấu roi, bắt chạch trong chum, dệt vải trên thuyền v.v...Tất cả các trò chơi đều có thưởng cho người thắng cuộc. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham dự và vẫn được duy trì đến ngày nay






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 13:15
robotvotinh
robotvotinh
Super Moderator
Super Moderator
Giới tính : Nữ
Khóa học : 05-08
Tổng số bài gửi : 1859
Được cảm ơn : 149
Birthday : 20/11/1990
Xã, thị trấn : từ đâu chả biết
Công việc : chả biết nữa

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Le Dinh Minh12b2 đã viết:
HỘI LÀNG PHÚ KHÊ - THANH HOÁ

Hội làng Phú Khê: Làng Phú Khê nay thuộc địa phận hai xã Hoằng Phú và Hoằng Quí huyện Hoằng Hoá. Lễ hội làng Phú Khê được tổ chức vào ngày rằm tháng hai âm lịch và kéo dài trong 7 ngày. Phần lễ chủ yếu là nghi thức cúng tế Thành hoàng làng-hai bộ tướng thời Ðinh là Chu Minh và Chu Tuấn, cầu chức cho nhân khang vật thịnh.Nét đặc sắc của lễ hội làng Phú Khê là mâm cỗ phải dày 2 tầng ( do thờ 2 vị thành hoàng). Ðây cũng là lễ hội được tổ chức rất nhiều các trò chơi dân gian đặc biệt như chọi gà, bơi thuyền đập vịt, đập nồi, vật, đánh đu,đấu roi, bắt chạch trong chum, dệt vải trên thuyền v.v...Tất cả các trò chơi đều có thưởng cho người thắng cuộc. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham dự và vẫn được duy trì đến ngày nay
jo hội làng chán phèo
Phú Quý tự tổ chức chứ ko còn vui như ngày xưa ❤






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 13:17
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

bây giờ rất nhiều nơi đến tham quan và cúng bái
còn nơi mình thì bụt chùa nhà không thiêng






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 21:23
vanhoangquy
vanhoangquy
Super Moderator
Super Moderator
Giới tính : Nam
Khóa học : 05-08
Lớp cũ /đang học lớp : mẫu g
Tổng số bài gửi : 1093
Được cảm ơn : 286
Birthday : 12/04/1990
Xã, thị trấn : hoằng cùi
Công việc : bia ôm

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

ai có thông tin về làng quỳ chữ anh hùng ko





Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime7/6/2011, 21:32
tungb5
tungb5
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Giới tính : Nam
Khóa học : 03-06
Tổng số bài gửi : 100
Được cảm ơn : 2
Birthday : 24/10/1988
Xã, thị trấn : hoằng quý
Công việc : sinh vien

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

quỳ chữ thì có cái gì sao bằng đất phú khê được






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime8/6/2011, 11:02
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

mỗi nơi đều có một truyền thống riêng Tùng à
mình ở đất phú khê thì mình thấy mình là hơn
nhưng họ lại thấy họ có truyền thống tốt hơn mình
vì vậy để tránh sự so hơn tính thiệt các bạn hãy mô tả tất cả các nội dung mà bạn biết về quê hương mình
khi đó có cơ sở để so sánh chứ
đúng không náo






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime9/6/2011, 09:42
sangthu
sangthu
Thành viên mới
Thành viên mới
Giới tính : Nữ
Khóa học : 07-10
Lớp cũ /đang học lớp : c1
Tổng số bài gửi : 24
Được cảm ơn : 0
Birthday : 17/08/1992
Xã, thị trấn : H.T
Công việc : sinh viên

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Nguyễn Quỳnh (1677–1748) là một danh sĩ thời Lê,Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên.

Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.

Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.

Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.

Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông).

Sách "Nam Thiên lịch đại tư lược sử" đã nhận xét về ông: "... Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước...".

Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh, gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yều ở tuổi 14) và hai bài phú chép trong tập: "Lịch triều danh phú". Lịch triều danh phú là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn.

Tương truyền ông là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh - một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng.

Để tôn vinh ông, nhà nước Việt Nam đã cho xây dựng nhà lưu niệm Trạng Quỳnh tại quê hương ông.

************************************************************************
Một số truyện cười về TRẠNG QUỲNH:

--------------------------------------------------------------------------------
ĐẦU TO BẰNG CÁI BỒ

Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt.

Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà, Quỳnh bảo:

- Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng cái bồ!

Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã mờ, Quỳnh bảo:

- Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem!

Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ. Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo:

- Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy!

Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.

--------------------------------------------------------------------------------
ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG

Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.

Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:

- Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa!

Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:

- "Lợn cấn ăn cám tốn."

Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao núng, Quỳnh đọc lại ngay:

- "Chó khônss chớ cắn càn."

Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo:

- Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì tao phục!

Nói xong Tú Cát đọc ngay:

- "Trời sinh ông Tú Cát!"

Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp:

- "Đất nứt con bọ hung!"

Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng.

--------------------------------------------------------------------------------
DÊ ĐỰC CHỬA

Tiếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thực ra sao, nhưng là người chuộng nhân tài, sau khi suy nghĩ, vua bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cái lệnh chéo ngoe ấy tất nhiên làm dân chúng phủ Thanh Hóa shốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Mà từ xưa đến giờ đã nghe ai nói cái chuyện lạ lùng ấy đâu! Thế nhưng, khi biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:

- Chuyện gì chớ chuyện này xin bố đừng lo. Bố cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng. Nghe Quỳnh nói vậy, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại vơi dân làng. Người tin kẻ nghi nhưng không còn có cách nào khác, mọi người đành làm theo yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô khi nhà vua có việc đi qua cửa Đông. Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống lên. Nghe tiếng khóc có vẻ lạ, vua sai lính lôi đứa trẻ đang khóc lên hỏi nguyên do. Quỳnh vờ như không biết đấy là vua, càng gào to, kể lể:

- Mẹ tôi đã chết mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi không chịu đẻ em bé cho tôi bế...

Vua nghe nói câu ấy, bật cười bảo rằng:

- Ôi chao quả là một thằng bé đần độn. Ba mày là đàn ông mà đẻ làm sao được?

Chỉ đợi cho vua nói vậy, Quỳnh liền nín ngay, rồi đứng chắp hai tay lại, nói thật trang nghiêm:

- Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa!

Nghe nói vậy, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé thần đồng mà bấy lâu mình vẫn nghe đồn.

--------------------------------------------------------------------------------
MIỆNG KẺ SANG

Bấy giờ Quỳnh đã hơi lớn, đang độ thiếu niên. Trên đường từ phủ về khát quá, Quỳnh vào một quán nước bên đường. Trong quán có một viên quan, dáng oai vệ, đang ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Cạnh đó, có một lính vệ đứng hầu. Quan nhai xong, hách dịch vứt miếng bã trầu ra đất.

Quỳnh đang ngồi uống nước, thấy ngứa mắt liền bước lại cuối nhặt lên, ngắm nghía như muốn tìm kiếm cái gì, rồi đút vào túi.

Quan thấy lạ, hỏi:

- Mày là ai? Làm gì vậy?

Quỳnh làm bộ khúm núm đáp:

- Bẩm, con là học trò nghèo, lâu nay thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép" muốn nhặt lên đem về coi thử có đúng thế không?

Biết mình bị xỏ, lại không biết tên học trò xấc xược này là Quỳnh, quan liền bảo:

- Đã xưng là học trò thì người phải đối ngay câu tục ngữ mà người vừa nói đó đi, hay thì ta thưởng, dở sẽ đánh đòn. Mà nhớ là tục ngữ phải đối bằng tục ngữ, nghe chưa!

Quỳnh giả bộ rụt rè, thưa thưa bẩm bẩm:

- Con sợ mang tiếng xấc xược... Không dám đối.s

Tưởng anh chàng học trò đang bí, quan bảo:

- Ta cho người cứ nói, còn đối không được thì nằm xuống để ta đánh đòn.

- Nếu thế thì con xin đối ạ.

- Được. Đối ngay đi, ta nghe thử!

Quỳnh thong thả đọc vế đối:

- "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm."

Nghe xong, mặt quan xám lại như tro bếp. Câu đối lại đúng là câu tục ngữ, không thể bắt bẻ vào đâu được.

Biết ngồi lâu không tiện, quan giục lính hầu ra đi, quên bẵng lời hứa thưởng tiền cho anh học trò nghèo.

Chẳng bao lâu, chuyện ấy lan ra khắp vùng, tên quan kia thì xấu hổ vì làm miệng cười cho thiên hạ còn tiếng tăm của Quỳnh thì nổi như cồn.

--------------------------------------------------------------------------------
PHƠI SÁCH, PHƠI BỤNG

Quỳnh có một lão trọc phú. Lão này đã dốt lại thích học làm sang, thỉnh thoảng mò đến nhà Trạng, đòi mượn sách. Tất nhiên lão có mượn được sách về thì cũng biết gì đâu đọc. Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, hỏi:

- Thầy làm gì thế?

Quỳnh đáp:

- À! Có gì đâu! Hôm nay được cái nắng tôi đem phơi sách cho khỏi khô mốc

- Sách ở đâu?

Quỳnh chỉ vào bụng:

- Sách chứa đầy trong này!

Biết mình bị đuổi khéo, trọc phú lủi thủi ra về.

Bận khác, lão cho người mời Quỳnh đến nhà. Để rửa mối nhục cũ, lão bắt chước, đánh trần, nằm giữa sân đợi khách...

Quỳnh vừa bước vào, lão cất giọng con vẹt, bắt chước...

- Hôm nay được cái nắng tôi nằm phơi sách cho khỏi mốc

Bất ngờ Quỳnh cười toáng, lấy tay vỗ bình bịch vào cái bụng phệ mà nói;

- Ruột nhà ông toàn chứa những của ngon chưa tiêu hết phải đem phơi, chứ làm cóc gì có sách mà phơi!

Lão trố mắt kinh ngạc:

- Sao thầy biết?

Quỳnh lại cười toáng lên, lấy tay lắc lắc cái bụng béo ụ ị của lão:

- Ông nghe rõ chứ? Bụng ông nó đang kêu "Ong óc" đây này! Tiếng cơm, tiếng gà, tiếng cá, lợn... Chứ có phải tiếng chữ, tiếng sách đâu. Thôi ngồi dậy, mặc áo vào nhà đi.

Lão trọc phú lủi thủi làm theo lời Quỳnh, và ngồi tiếp khách một cách miễn cưỡng.










Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime9/6/2011, 10:10
sangthu
sangthu
Thành viên mới
Thành viên mới
Giới tính : Nữ
Khóa học : 07-10
Lớp cũ /đang học lớp : c1
Tổng số bài gửi : 24
Được cảm ơn : 0
Birthday : 17/08/1992
Xã, thị trấn : H.T
Công việc : sinh viên

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

VUA LÊ THÁI TỔ


Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖), húy Lê Lợi (黎利), là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1385[2] và mất năm 1433, ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi.
Mục lục
[ẩn]

1 Tiểu sử
2 Bối cảnh lịch sử
3 Khởi nghĩa Lam Sơn
3.1 Khởi nghĩa
3.2 Gian nan ở vùng núi Thanh Hóa
3.3 Tiến vào nam
3.4 Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động
3.5 Lập Trần Cảo
3.6 Vây thành Đông Quan
3.7 Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang
3.8 Bình Ngô đại cáo
4 Cai trị
4.1 Lên ngôi vua
4.2 Trị vì
4.3 Thảm sát công thần, thay ngôi thái tử
5 Nhận định
5.1 Về công lao, sự nghiệp
5.2 Điểm giống với Hán Cao Tổ
6 Các truyền thuyết
6.1 Gươm thần Thuận Thiên
6.2 Hồ ly phu nhân
7 Xem thêm
8 Tài liệu tham khảo
9 Ghi chú

[sửa] Tiểu sử

Tổ bốn đời của Lê Lợi là Lê Hối, người Thanh Hóa. Một hôm đến vùng núi Lam Sơn thấy cảnh đất lành chim đậu, ông dời nhà về đây. Lê Hối lấy bà Nguyễn Thị Ngọc Duyên, sinh ra Lê Đinh, tức là ông nội của Lê Lợi. Lê Đinh lấy bà Nguyễn Thị Quách sinh ra hai người con là Lê Tòng và Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy bà Trịnh Thị Ngọc Thương sinh được ba người con: Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.

Lê Lợi sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 đời nhà Trần.
[sửa] Bối cảnh lịch sử

Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.

Triều đình nhà Minh (Trung Quốc), vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ.

Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền Văn minh sông Hồng bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận. Hơn 1.000 năm, các triều đình Trung Quốc không đồng hóa được văn hóa Việt, nên việc làm của nhà Minh đã đem lại một kết cục xấu cho sự đô hộ của họ.
[sửa] Khởi nghĩa Lam Sơn

Bài chi tiết: Khởi nghĩa Lam Sơn

[sửa] Khởi nghĩa

Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi[3], Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,… tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn). Đồng thời ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước.
[sửa] Gian nan ở vùng núi Thanh Hóa
Tượng Lê Lợi đặt trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hoá

Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi chỉ còn một mình trốn chạy.[4]

Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lai theo gương Kỷ Tín (tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang thời chiến tranh Hán-Sở) phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và bị giết.

Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.

Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.
[sửa] Tiến vào nam

Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Long. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.

Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.

Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử đối phương đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.

Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hoá). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.

Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hoá. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.

Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.
[sửa] Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động

Bài chi tiết: Trận Tốt Động-Chúc Động

Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.

Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.

Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Quân Vân Nam chạy về cố thủ ở thành Xương Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.

Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí.

Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lê Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động[5]. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.

Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 25 vạn, ông dự định sẽ cho 15 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân.

Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan.
[sửa] Lập Trần Cảo

Bài chi tiết: Trần Cảo (vua)

Vương Thông thua chạy không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần[6] ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.

Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo[7] bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công.

Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.
[sửa] Vây thành Đông Quan

Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.

Đầu năm 1427, ông chia quân tiến qua sông Nhị, đóng dinh ở Bồ Đề[8], sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.

Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ đối phương ở các thành khác ra hàng.

Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Sau Đinh Lễ bị giết, Nguyễn Xí trốn thoát được.
[sửa] Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang

Bài chi tiết: Trận Chi Lăng - Xương Giang

Trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427

Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần. Theo các nhà nghiên cứu, con số 15 vạn của cả hai đạo quân có thể là nói thăng lên, trên thực tế nếu cộng số các đạo quân điều động từ các nơi thì tổng số chỉ có khoảng gần 12 vạn quân và cánh quân chủ lực là của Liễu Thăng.

Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng đối phương ở Đông Quan.

Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng đối phương đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập đối phương. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Lê Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.

Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết.

Các tướng thừa dịp xông lên đánh quân Minh, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc và hơn 3 vạn quân bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết.

Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.
[sửa] Bình Ngô đại cáo

Bài chi tiết: Bình Ngô đại cáo

Vương Thông nghe tin hai đạo viện binh bị đánh tan, sợ hãi xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi đồng ý cho giảng hòa để quân Minh rút về nước. Ông cùng Vương Thông tiến hành làm lễ thề trong thành Đông Quan[9], hẹn đến tháng chạp âm lịch năm Đinh Mùi (1427) rút quân về.

Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Vua Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.

Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết họ để trả thù tội ác đối với người Việt trong suốt thời gian Việt Nam dưới ách đô hộ của triều Minh, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa khí hai nước, cấp thuyền và ngựa cho quân Minh về.

Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh[10]. Đây là áng văn chương nổi tiếng, rất có giá trị đời Lê, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài thơ Nam quốc sơn hà.
[sửa] Cai trị
[sửa] Lên ngôi vua

Sau khi quân Minh rút về, trên danh nghĩa Trần Cảo là vua Việt Nam. Theo sử sách, đầu năm 1428, Trần Cảo tự biết mình không có công, lòng người không theo nên bỏ trốn vào châu Ngọc Ma (phủ Trấn Ninh), nhưng không thoát, bị bắt mang về và bị ép uống thuốc độc chết.[11] Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ việc Cảo phải tự bỏ trốn mà cho rằng các tướng của Lê Lợi được lệnh sát hại Cảo, hoặc Cảo bị đe doạ phải bỏ trốn. Tuy nhiên, suy cho cùng Trần Cảo cũng chỉ là con bài chính trị để Lê Lợi đối phó với nhà Minh trong một giai đoạn cần thiết. Ngay nhà Minh, khi xâm lược Việt Nam lấy lý do lập con cháu nhà Trần thực chất chỉ là cớ để đánh nhà Hồ và rõ ràng không thực bụng. Nhà Minh lấy cớ lập con cháu nhà Trần nhưng lại đàn áp nhà Hậu Trần. Việc đó đã bị Nguyễn Biểu, sứ giả của vua Hậu Trần Trùng Quang Đế bóc trần.

Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430).

Lê Thái Tổ sai sứ sang Trung Hoa cầu phong, nhưng nhà Minh không chịu, bắt phải tìm con cháu nhà Trần lập làm vua. Sứ nhà Minh đi về hai ba lần, sau vua Thái Tổ sai các viên quan phụ lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu vua Trần thật sự không còn ai nữa, và xin phong cho Lê Lợi làm vua nước Nam. Vua Minh thấy vậy mới thuận nên phong vương cho ông.[12]
[sửa] Trị vì

Thời kỳ dựng lại quốc gia Đại Việt của Lê Lợi thật khó khăn, do hậu quả tận diệt Văn hóa Việt Nam của nhà Minh trước đó. Các tài liệu, thư tịch, văn học, nghệ thuật bị tàn phá nặng nề; các học giả và người tài của Đại Việt bị bắt đem về Trung Quốc,… Nhưng sức bật của một nền văn minh có gốc rễ sâu bền là đáng kinh ngạc.

Ngoài xây dựng kinh tế, nhà Lê còn phải đối phó với bạo loạn trong nước. Năm 1430, Lê Thái Tổ sai Thái tử Lê Tư Tề đi dẹp loạn tù trưởng Đèo Cát Hãn. Cát Hãn và con trai là Đèo Mạnh Vượng ra hàng.[13]

Khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã chia nước ra làm bốn đạo, nay lại đặt thêm một đạo nữa gọi là Hải Tây đạo, gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Trong các đạo, đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân. Còn như các xã-thôn thì cứ xã nào có hơn 100 người trở lên, gọi là đại xã, đặt ba người xã quan; xã nào có 50 người trở lên, gọi là trung xã, đặt hai xã quan; xã nào có 10 người trở lên gọi là tiểu xã, đặt một người xã quan để coi việc trong xã.

Về việc học hành, trường Quốc Tử Giám ở đất kinh đô để cho con cháu các quan viên và những người thường dân có khả năng vào học tập; mở nhà học và đặt thầy dạy nho học ở các phủ và các lộ. Rồi lại bắt các quan văn vũ từ tứ phẩm trở xuống phải vào thi Minh kinh khoa, nghĩa là quan văn thì phải thi kinh sử, quan vũ thì phải thi vũ kinh. Ở các lộ cũng mở khoa thi Minh kinh để cho những người ẩn dật ra ứng thí mà chọn lấy nhân tài[14].

Những người theo đạo Phật, đạo Lão cũng phải thi kinh điển những đạo ấy; hễ ai thi đỗ thì mới được làm sư hoặc làm đạo sĩ, ai thi trượt thì phải về quê làm ăn.

Về luật pháp, Lê Thái Tổ cho đặt ra bộ luật mới theo như hình luật của nhà Đường: có tội xuy, tộ trượng, tội đồ, tội lưu và tội tử[14].

Về kinh tế, bấy giờ thường những người không công lao thì lắm ruộng nhiều nương, mà những kẻ phải đánh đông dẹp bắc, lúc về không có đất. Vì thế ông định ra phép quân điền để lấy công điền, công thổ mà chia cho mọi người, từ quan đại thần cho đến những người già yếu cô quả, ai cũng có một phần ruộng, khiến cho sự giàu nghèo ở trong nước khỏi chênh lệch[14].
[sửa] Thảm sát công thần, thay ngôi thái tử

Nhà Hậu Lê hình thành và lập tức việc tranh chấp quyền lực giữa các phe cánh bắt đầu nảy sinh, xuất phát từ nhiều lý do. Một lý do là sự mâu thuẫn giữa những người đồng hương hoặc ít nhiều có thân thích với vua và những người có gốc tích từ các vùng khác. Lý do thứ hai là mâu thuẫn giữa các công thần trong việc lập tranh ngôi thái tử giữa con trưởng là Lê Tư Tề và con thứ là Lê Nguyên Long.

Phe Lê Sát ủng hộ người con thứ Nguyên Long trong khi các tướng xuất thân từ kinh đô như Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn ủng hộ Tư Tề. Năm 1429, Lê Thái Tổ tin lời gièm pha nghi Phạm Văn Xảo làm phản nên bắt giết. Sau đó lại có người tố cáo Trần Nguyên Hãn tích trữ vũ khí làm phản. Lê Thái tổ sai người đi bắt. Thuyền đến giữa dòng, Trần Nguyên Hãn kêu vô tội và nhảy xuống sông tự vẫn. Nguyễn Trãi là anh em cô cậu với Trần Nguyên Hãn[15] cũng bị bắt giam một thời gian, sau vì không có bằng chứng buộc tội nên được thả ra.

Người con cả Lê Tư Tề bị kết luận “mắc chứng điên khùng” nên bị phế truất. Con thứ Lê Nguyên Long được lập làm thái tử.

Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng những sự kiện trên thực chất là kết quả của sự thắng thế của phe Lê Sát trong triều đình mà thôi. Hơn nữa, những hành động của vua Thái Tổ để bảo vệ sự thống trị của nhà Lê cũng mang tính hệ thống. Đầu tiên là giết Trần Cảo. Sau đó giết Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần[16]. Cuối cùng là lấy lý do mẹ của thái tử Nguyên Long có tên là Phạm Thị Ngọc Trần (đã mất năm 1425) nên bắt những người họ Trần phải đổi sang họ Trình để kiêng huý. Tất cả những hành động đó đều nhằm khiến thiên hạ hết sự nhớ tiếc nhà Trần. Và Lê Tư Tề cũng là nạn nhân trong đó.

Vua Lê Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Bởi thế đời sau truyền lại câu: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.

Lê Thái Tổ được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Thái tử Lê Nguyên Long 11 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lê Thái Tông.

Thụy hiệu do Lê Thái Tông đặt cho ông là Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế.
[sửa] Nhận định
Tượng đài Lê Lợi tại bùng binh Cây Gõ, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
[sửa] Về công lao, sự nghiệp

Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét về Lê Thái Tổ:[13]


Vua hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém.


Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh, chấm dứt 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.

Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ nhà Lê khi bị nhà Mạc thay ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Họ Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê[17].

Về cai trị, ông cũng là người thiết lập lại trật tự, quy củ của chế độ phong kiến các triều đại Lý, Trần trước đây mà các thế hệ vua sau tiếp tục củng cố, phát triển cao hơn nữa.

Đến cuối đời ông đã có những quyết định sai lầm dẫn đến cái chết của những trung thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Từ trước khi về trí sĩ, Trần Nguyên Hãn đã nói riêng với người thân cận:

Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được.

(Việt vương Câu Tiễn có tướng cổ dài, mép quạ, tức là tướng chim. Có thuyết cho rằng Trần Nguyên Hãn trực tiếp nói câu này với Nguyễn Trãi.)

Tuy nhiên, xét về tổng thể Lê Lợi vẫn là một vị vua có công lớn trong việc đuổi quân Minh, giành lại độc lập dân tộc Việt Nam.
[sửa] Điểm giống với Hán Cao Tổ

So với Hán Cao Tổ (Lưu Bang), vị hoàng đế sáng lập nhà Tây Hán, cuộc đời sự nghiệp của Lê Thái Tổ có nhiều điểm trùng hợp nhau:

Cả hai vua đều là con thứ ba trong nhà. Trên Lưu Bang có Lưu Bá, Lưu Trọng. Trên Lê Lợi có Lê Học, Lê Trừ.
Cả vua Lê và vua Hán đều xuất thân từ người áo vải, khởi nghĩa gặp rất nhiều gian nan trong nhiều năm đầu, về sau mới thuận lợi.
Khi gặp gian nguy, Lưu Bang phải nhờ Kỷ Tín ra hàng, lừa đối phương và bị Hạng Vũ giết. Lê Lợi cũng phải nhờ có Lê Lai theo gương Kỷ Tín để thoát nạn, Lê Lai bị quân Minh giết.
Sau khi lên ngôi, hai vua đều giết công thần khai quốc.
Về sau, cơ nghiệp của hai vua đều bị họ khác cướp ngôi con cháu, nhà Hán và nhà Lê đều bị gián đoạn một thời gian: nhà Tây Hán bị nhà Tân của Vương Mãng cướp ngôi còn nhà Lê bị nhà Mạc của Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Tuy nhiên, cả hai triều đó đều hồi phục lại được. Nhà Đông Hán kế tục nhà Tây Hán và nhà Lê được trung hưng.
Sau khi qua đời, cả hai vua đều được đặt chữ “Cao”. Lưu Bang là Cao Đế hay Cao Tổ, Lê Lợi là (Thái Tổ) Cao hoàng đế.

[sửa] Các truyền thuyết
[sửa] Gươm thần Thuận Thiên

Bài chi tiết: Thuận Thiên (kiếm)

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm), nơi có huyền thoại Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng.

Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi chép:

Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ) nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm.
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh làm vua
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Hãy trả gươm thần cho ta!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.

Có thuyết khác nói khác về truyện trả gươm. Đại ý khi thuyền của vua ra giữa hồ thì rùa vàng chắn trước. Vua Lê rút gươm chỉ vào Rùa Vàng, Rùa Vàng liền đớp lấy gươm của vua mà bơi đi. Vua Lê sai tát cạn hồ Thủy Quân để tìm lại gươm báu nhưng không thấy rùa đâu.
[sửa] Hồ ly phu nhân

Truyền thuyết kể rằng[18] thời quân Lam Sơn chưa mạnh, Lê Lợi bị đánh bại, tướng sĩ chạy tan tác mỗi người một nơi. Bị quân Minh đuổi, Lê Lợi trốn vào rừng, trông thấy xác một cô gái chết trên bãi cỏ. Ông rút gươm đào tạm một cái huyệt chôn cô gái và cầu khấn người chết phù hộ để thoát nạn.

Quân Minh đuổi tới gần, Lê Lợi vội trốn vào một gốc cây to rỗng ruột, xung quanh là cỏ mọc cao. Quân Minh cho chó sục sạo, đánh hơi đến gốc cây. Thấy chó sủa ở gốc cây, quân Minh đâm bừa ngọn giáo vào trong, trúng đùi Lê Lợi. Ông vội lấy vạt áo chùi vết máu ở mũi giáo. Quân Minh rút giáo ra không thấy gì nhưng chó vẫn sủa. Quân Minh định dùng lửa đốt cây thì trong gốc cây có con cáo trắng chạy ra, chó săn ùa theo đuổi bắt. Quân Minh tưởng là chó sủa vì con cáo nên bỏ đi.

Lê Lợi thoát nạn, cho rằng linh hồn người con gái đã chết hóa thành cáo cứu mình. Ông đến nấm mộ cô gái vái tạ. Sau này lên ngôi vua, ông truy tặng cô gái là Hồ ly phu nhân.

Một thuyết khác cho rằng Lê Lợi chạy trốn cùng một người thân cận là Lê Tá, gặp xác cô gái mặc đồ trắng trôi trên bờ sông. Hai người vội vớt xác lên chôn cất tạm và trốn vào gốc cây rỗng ruột. Quân Minh dùng chó sục sạo đến gốc cây rồi đâm giáo vào trong, trúng đùi Lê Lợi. Lê Tá vội lấy áo lau máu trên giáo. Quân Minh định phóng ngọn giáo nữa vào thì thấy một con cáo trắng trong bụi chạy ra, đàn chó cùng nhau đuổi theo. Quân Minh tưởng là chỉ có cáo trong cây nên bỏ đi. Lê Lợi và Lê Tá cho rằng con cáo chính là linh hồn người con gái đã cứu mình.

Sau ngày thắng lợi, Lê Thái Tổ lập miếu thờ người con gái, sắc phong là Bạch y thần nữ, con cáo trắng được phong là Bạch hồ thần nữ, gốc cây cổ thụ được phong là Dung thụ đại vương.

Cuối thế kỷ 18, Phạm Đình Hổ xác minh việc nhà Hậu Lê đã làm tượng thờ ân nhân của Lê Thái Tổ trong sân triều đình Lê - Trịnh[19]:

Những buổi chầu trong điện không bị ngăn cấm người ngoài vào xem. Ta khi nhỏ thường hay vào sân rồng, thấy bên võ ban có đặt pho tượng "Hộ quốc phu nhân". Tượng ấy đầu người thân hồ ly, dáng rất đẹp, hình dung một thiếu nữ búi tóc, cài trâm.






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime9/6/2011, 10:14
sangthu
sangthu
Thành viên mới
Thành viên mới
Giới tính : Nữ
Khóa học : 07-10
Lớp cũ /đang học lớp : c1
Tổng số bài gửi : 24
Được cảm ơn : 0
Birthday : 17/08/1992
Xã, thị trấn : H.T
Công việc : sinh viên

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Em thấy topic này rất hay. Cảm ơn anh đã lập ra topic nhé. Truyền thống Hoằng Hóa 383457 Truyền thống Hoằng Hóa 383457





Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime10/6/2011, 22:02
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

mình rất ủng hộ bạn sangthu đã đóng góp cho topic này
nhưng xin lưu ý bạn các mẩu truyện bạn nên để ở mục truyện cười thì hay hơn nhé
Xin cảm ơn bạn






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime11/6/2011, 10:53
thachraucau_vt
thachraucau_vt
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Giới tính : Nữ
Khóa học : 07-10
Lớp cũ /đang học lớp : C3
Tổng số bài gửi : 1064
Được cảm ơn : 123
Birthday : 22/06/1992
Xã, thị trấn : hoằng hợp
Công việc : sinh viên

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

ui, cứ như đang học lịch sử vậy





Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime11/6/2011, 10:53
thachraucau_vt
thachraucau_vt
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Giới tính : Nữ
Khóa học : 07-10
Lớp cũ /đang học lớp : C3
Tổng số bài gửi : 1064
Được cảm ơn : 123
Birthday : 22/06/1992
Xã, thị trấn : hoằng hợp
Công việc : sinh viên

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

ui, cứ như đang học lịch sử vậy





Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime11/6/2011, 13:54
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

truyền thống thì chả như lịch sử
cái này cũng hay đó nha
các bạn cố gắng tìm hiểu và up bài thật nhiệt tình






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime11/6/2011, 15:43
sangthu
sangthu
Thành viên mới
Thành viên mới
Giới tính : Nữ
Khóa học : 07-10
Lớp cũ /đang học lớp : c1
Tổng số bài gửi : 24
Được cảm ơn : 0
Birthday : 17/08/1992
Xã, thị trấn : H.T
Công việc : sinh viên

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Le Dinh Minh12b2 đã viết:
mình rất ủng hộ bạn sangthu đã đóng góp cho topic này
nhưng xin lưu ý bạn các mẩu truyện bạn nên để ở mục truyện cười thì hay hơn nhé
Xin cảm ơn bạn
cảm ơn lời chỉ dạy của "tiền bối" lần sau em sẽ chú ý. hjhj






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime11/6/2011, 18:11
beo_sieuhot
beo_sieuhot
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 08-11
Lớp cũ /đang học lớp : A6
Tổng số bài gửi : 580
Được cảm ơn : 45
Birthday : 03/02/1993
Xã, thị trấn : Hoằng Quỳ
Công việc : DânChơiCấpXóm

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Huyền Thoại Lê Phụng Hiểu

Lê Phụng Hiểu sống vào khoảng đầu thời Lý. Ngài là người làng Băng Sơn, nay là Hoằng Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Vì nhà ở gần núi Bơng, một hòn núi nhỏ ở giữa cánh đồng, nên dân chúng trong vùng thường gọi Lê Phụng Hiểu thời trẻ là anh Bơng, rồi đến khi hiển đạt là ông Bơng, một cái tên vừa hồn nhiên vừa thán phục. Cũng như Lý Công Uẩn, vua sáng lập triều Lý, Lê Phụng Hiểu không có cha đẻ. Mẹ Ngài khi trước lên núi trông thấy một dấu chân lạ to lớn khác thường bèn ướm thử bàn chân mình vào về nhà mà có mang, rồi sinh ra Ngài.

Thuở nhỏ, Lê Phụng Hiểu không được học chữ nhưng thiên hướng con nhà võ thì đã lộ rõ. Khi đến tuổi thanh niên, Ngài cao lớn vạm vỡ, mặt mũi phương phi, râu quai nón rậm và có sức mạnh phi thường. Tính tình Ngài cương trực, quyết đoán. Các môn võ nghệ, từ côn quyền đến phóng lao, cung kiếm ... Ngài đều tinh thông. Để rèn luyện thể lực, buổi sáng Ngài thường lên đỉnh núi Bơng, dùng một hòn đá cực lớn để tập cử tạ. Hòn đá này nặng phải đến bốn người khỏe mạnh xúm vào mới nhấc lên nổi!

Vào mùa hội hè, Ngài thường đến các sới vật trong vùng để tranh tài lĩnh thưởng. Tuy mới là mùa thi đấu đầu tiên, nhưng những tay đô vật lừng lẫy nhất trong vùng, chỉ vừa mới trông thấy Ngài, đã vội chắp tay vái dài, không dám vào giao đấu nữa.

Thời ấy, ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cũng có một tay đô vật kỳ tài tên là Tuấn, tục gọi là đô Vồm. Nghe tiếng ở Hoằng Hóa có đô Bơng mới lên không ai địch nổi, đô Vồm tìm đến thách đấu.

Bữa đô Vồm tìm đến nhà đô Bơng thì thấy bà mẹ đang lúi húi dưới bếp. Bà mẹ nói:

- Bác ráng chờ cháu một lát. Nó đi kiếm củi chắc lúc này cũng sắp về rồi.

Quả nhiên, đang ngồi uống nước, bà mẹ đã chỉ cho khách thấy trên con đường núi phía trước mặt một người cao lớn vạm vỡ gánh hai bó củi to như hai bó rạ, đang đi thoăn thoắt về nhà. Bà mẹ vừa chỉ vừa nói với khách:

-Đấy. Cháu nó đấy!

Đô Vồm chột dạ, không dám nghĩ đến chuyện thách đấu nữa, bèn nói với bà mẹ:

- Thôi, xin phép bà để bữa khác tôi lại. Chắc chiều nay chú ấy còn phải gánh củi đi chợ nữa ...

Nói rồi ông khách đứng dậy liền, bà mẹ giữ lại không được. Vừa ra khỏi cổng, chân khách đã bước nhanh như chạy ...

Lê Phụng Hiểu gánh củi về nhà, thấy mẹ nói có khách vừa ra khỏi, bèn đặt gánh củi xuống rồi chạy đi tìm. Chẳng mấy chốc Ngài đã theo kịp khách ở giữa cánh đồng.

Lê Phụng Hiểu nói to với theo:

- Này ... bác gì ơi. Tôi về rồi. Mời bác quay lại.

Đành lòng, đô Vồm phải dừng lại:

- À ... tôi tưởng chú bận.

Đô Bơng vồn vã:

- Nào, có bận gì đâu?

Vừa giáp mặt, cả hai đều đo lường sức mạnh của nhau. Cả hai đều to lớn, bắp chân bắp tay cuồn cuộn.

Đô Vồm nói:

- Nghe danh chú mấy bữa nay, cũng muốn đến để học hỏi thêm, nhưng bây giờ chắc không tiện.

Đô Bơng hiểu ý ngay: "Ông này lớn tuổi hơn mình. Nói thế chắc là ngại đây. Nhưng dẫu sao cũng thử sức một tí cho biết chứ?", bèn đáp lại:

- Tôi hậu sinh còn phải học bác nhiều. Tiện đây rộng rãi, ta thử một vài "queo" cho biết. Anh hùng tao ngộ dễ mấy khi có dịp ...

Không thể từ chối, đô Vồm đành phải cởi quần áo ra rồi hai bên giao đấu. Ở giữa cánh đồng, không trọng tài, không khán giả, nhưng hai bên đấu thủ đều giữ đúng luật lệ. Người tám lạng, kẻ nửa cân, đã bảy "queo" mà chưa phân thắng bại. Tuy vậy, càng đấu, đô Bơng càng tỏ ra dẻo dai, rồi cuối cùng đến "queo" thứ tám, đô Vồm đã phải nằm phơi bụng.

Đô Vồm nói:

- Thôi thôi! Ta phục tài chú rồi.

Đô Bơng cả cười:

- Bác cũng thực khá lắm.

Nói rồi, cả hai đứng dậy, rồi dắt nhau về nhà uống rượu ...

Từ đó Lê Phụng Hiểu nổi tiếng là người tài cao và hào hiệp trong suốt mấy vùng. Đi đến đâu Ngài cũng có bạn bè tâm đắc.

Một hôm, có việc Ngài đi qua hai làng Cổ Bi, Đàm Xá, lúc ấy đang um xùm lên vì việc tranh nhau đất cát. Làng Đàm Xá cậy đông người đã chém hẳn doi đất màu mỡ mà lẽ ra phải thuộc làng Cổ Bi. Trai tráng làng Cổ Bi đang cùng nhau chuẩn bị gậy gọc chống lại, còn các cụ bô lão trong làng thì có phần tỏ ra lo lắng.

Sau khi biết mọi chuyện, Lê Phụng Hiểu tìm đến ra mắt các cụ làng Cổ Bi mà bảo:

- Các cụ cứ yên tâm. Có tôi đây dẫu có mười làng Đàm Xá cũng chẳng chiếm không ruộng của Cổ Bi được.

Đã nghe danh đô Bơng từ lâu nên các cụ cùng dân làng mừng lắm, bèn làm cỗ để tiếp đãi Ngài. Cả năm mâm cỗ to, nào thịt nào rượu, nào xôi, vậy mà Ngài cứ thủng thỉnh ngồi ăn bằng hết. Ăn xong, Ngài xúc miệng, uống một tợp nước rồi lăn ra ngủ, tiếng gáy vang như sấm.

Chờ cho giấc ngủ của Ngài đã đẫy, trai tráng Cỗ Bi bèn vác gậy gọc ra khiêu chiến với làng Đàm Xá. Trai tráng Đàm xá cũng vác gậy ra vây kín cả một doi đất. Chính lúc ấy, Lê Phụng Hiểu thức dậy. Ngài vươn vai một cái, rồi chẳng nói chẳng rằng, "phi" một hơi đến chỗ giáp chiến. Ngài đi một đường quyền nhảy tới giật gậy trong tay một đối phương, rồi cứ thế múa tít, đến chỗ nào người phải dãn ra đến đấy. Khoảng hơn chục tay mạnh mẽ, liều lĩnh nhất của làng Đàm Xá xúm vào chỗ Ngài, nhưng chỉ được một chặp, hơn một nữa đã phải ngã gục, số còn lại thì quay đầu chạy.

Ngài tiến đến những chỗ đang đánh nhau, nhưng bấy giờ thấy gậy đã gãy, Ngài bèn quăng nó đi. Không thèm nhặt những chiếc gậy rơi, Ngài nhổ phăng những khóm cây bên đường rồi cứ thế cầm cả cụm cây mà phang vào đối phương, làm cho họ tối tăm mày mặt phải quay cổ chạy thục mạng.

Làng Cổ Bi toàn thắng. Làng Đàm Xá phải trả lại doi đất, và từ đấy, hễ cứ gặp dân làng Cổ Bi là đều phải gọi một điều "quan anh", hai điều "quan bác" cả ...

Thời bấy giờ, Lý Thái Tổ đã lên ngôi thay Lê Ngọa triều. Vốn xuất thân là anh lính "Tứ sương quân" (tức quân bảo vệ bốn mặt kinh thành) nên nhà vua hiểu rất rõ giá trị và tác dụng của quân túc vệ. Ngài cho tuyển những người khỏe mạnh, can trường và trung thành nhất vào đội quân này, để cho cùng đi theo, mỗi khi Ngài xa giá đến các nơi. Lê Phụng Hiểu, người nổi tiếng khắp cả vùng châu Ái, lẽ dĩ nhiên phải là một trong những người đầu tiên trúng tuyển.

Từ khi được tuyển dụng, qua mấy phen thử sức thử tài, lại cần mẫn siêng năng, nên Lê Phụng Hiểu được nhà vua mến mộ rồi cất nhắc dần lên tới chức Vũ vệ tướng quân, ngang hàng với các tướng Đàm Thảm, Dương Bình, Quách Thịnh Dật, Lý Huyền Sư, vốn là những người đã được bổ dụng từ trước. Các tướng này đều chỉ huy quân túc vệ và nằm dưới quyền cai quản của quan Nội thị Lý Nhân Nghĩa.

Lý Thái Tổ thọ 55 tuổi (974 - 1028), ở ngôi 18 năm (1010 - 1028) băng hà ở điện Long An, và đang còn quàn tại đấy chưa chôn.

Các đại thần theo di chiếu cùng nhau đến cung Long Đức ở ngoài thành để lập con trưởng là Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi (cung Long Đức đặt ở ngoại thành là ý nhà vua muốn cho Thái tử biết mọi việc của dân).

Triều Lý có lệ là lập các con của mẹ đích đều làm "vương", còn con của mẹ thứ đều làm "hầu", mà không đặt ngôi Hoàng Thái tử. Đến khi nào vua ốm nặng mới chọn một người trong số các con cho vào để nối ngôi. Đây là một ý tưởng tốt vì như thế các con sẽ đua nhau làm việc thiện, nhưng trên thực tế lại nảy ra sự ganh đua, dẫn đến những hành vi mờ ám như sửa di chiếu hoặc dùng vũ lực để tranh cướp ngôi.

Ngay từ triều vua đầu tiên của nhà Lý khi nhà vua vừa nằm xuống, là đã xảy ra sự không hay đó rồi. Đó là việc ba vương Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức khi nghe tin Phật Mã sẽ từ ngoài thành vào, nên cho quân của phủ mình phục saÜn ở hai hướng, chờ Thái tử đến thì đánh úp.

Như có linh tính báo trước qua thần Đồng Cổ, hoặc giả có người mật báo thì không rõ, Lý Phật Mã đã không đi vào con đường có quân mai phục, khi đến điện Càn Nguyên, biết có biến, Phật Mã bèn sai quân lính chốt chặt hết các cửa và bảo các vệ sĩ saÜng sàng đối phó. Nhà vua tương lai bảo với mọi người:

- Ta đối với anh em không có chút gì phụ bạc. Nay tiên đế vừa mất, ba Vương đã làm việc bất nghĩa. Vậy các khanh nghĩ sao?

Nội thị Lý Nhân Nghĩa nói:

- Anh em như chân với tay, lẽ ra phải cùng nhau hợp sức thì bên ngoài mới chống được giặc. Nay ba Vương đã làm phản thì chỉ coi là kẻ thù vậy. Xin điện hạ cho được một trận quyết sống mái.

Lời qua lời lại một hồi nữa nhưng Lý Phật Mã vẫn còn dùng dằng chưa quyết. Ý của Thái tử là muốn các Vương kia tự nhận ra lỗi lầm mà rút quân đi cho êm. Nhưng khi ấy, chẳng những ba vương không rút lui mà lại cho quân đến vây chặt điện Càn Nguyên. Bất đắc dĩ, Phật Mã phải nói:

- Ta chỉ biết làm lễ thành phục đến hầu tiên đế, ngoài ra đều ủy cho các khanh cả.

Lý Nhân Nghĩa cùng các tướng dưới quyền đều quỳ xuống mà nói:

- Chết vì vua gặp nạn là chức phận của bọn thần đây.

Nói rồi bảo vệ sĩ mở cửa và tất cả cùng xông ra đánh quân của ba Vương kia. Một hồi lâu, cả hai bên đều chưa phân thắng bại.

Lê Phụng Hiểu tức giận, xách gươm chạy thẳng tới cửa Quảng Phúc là nơi ba Vương đang đứng chờ. Ngài quát to:

- Các Ngài trên quên ơn tiên đế, dưới trái đạo vua tôi. Vì vậy thần là Lê Phụng Hiểu xin dâng các Ngài lưỡi gươm này.

Nói đoạn, Ngài xông thẳng đến trước ngựa Vũ Đức Vương. Vương này quay ngựa định tránh, nhưng đã bị lưỡi gươm của Ngài chém chết. Hai Vương kia thấy thế kinh hãi vội vàng thúc ngựa chạy bán sống, không dám quay cổ lại nhìn. Lê Phụng Hiểu quay trở về điện Càn Nguyên, cùng các võ sĩ đánh tiếp các đám loạn quân, chém và bắt sống không sót một mống nào.

Dẹp xong vụ bạo loạn, Lê Phụng Hiểu cùng các tướng đến lạy trước linh cữu Lý Thái Tổ báo tin thắng trận, rồi đi rước Lý Phật Mã lên ngôi. Lý Thái tử nói:

- Ta được vẹn toàn tính mạng là nhờ ở các khanh cả. Vũ Vệ tướng quân thật còn hơn cả Uất Trì Kinh Đức nhà Đường.

Lê Phụng Hiểu lạy tạ mà thưa lên:

- Đức của Điện hạ cảm động đến cả trời đất nên được thần linh giúp đỡ, chứ công sức của hạ thần nào có đáng gì.

Ý của Lê Phụng Hiểu là nhắc lại việc Lý Phật Mã được thần núi Đồng Cổ báo mộng nên không đi vào con đường có phục binh của ba Vương kia. Nhà vua tương lai cả mừng, cho rằng mình xứng đáng được ở ngôi Thiên tử vai đã được cả thần lẫn người phù trợ. Sau khi làm lễ đăng quang, Ngài thăng luôn cho Lê Phụng Hiểu lên chức Đô thống Thượng tướng quân, tước hầu.

Năm Thiên cảm thánh vũ thứ nhất (1044), tức là 16 năm sau khi tại chức, Lý Thái Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành. Đô thống thượng tướng Lê Phụng Hiểu được cử chỉ huy đạo quân tiên phong, đã lập được nhiều chiến công hiển hách.

Sau trận đại thắng quân Chiêm, mọi người có công đều được nhà vua ban thưởng, nhưng Lê Phụng Hiểu lại nói:

- Muôn tâu Bệ hạ. Thần không muốn được thưởng tước mà chỉ xin Bệ hạ cho đứng ở núi Băng Sơn ném dao đi xa. Hễ dao rơi xuống chỗ nào trong đất công, thì xin bệ hạ ban cho hạ thần làm đất sản nghiệp tới đó.

Nhà vua cả cười:

- Đất đai của Đại Việt ta nào có thiếu gì? Chỉ sợ tướng quân sơ ý để dao chẳng vượt chân núi là mấy, thì ta mang tiếng lắm.

Lê Phụng Hiểu kính cẩn:

- Xin đội ơn tấm lòng của Bệ hạ. Nếu phải như vậy thì hạ thần cũng thực vui lòng, vì số trời chỉ cho có như thế.

Nhà vua gật đầu tán thưởng. Thực là một sự lạ xưa nay chưa từng có! Ngài hạ lêïnh cho quan sở tại tổ chức một ngày hội, có đông đủ dân chúng trong vùng đến để chứng kiến xem Đô thống Thượng tướng quân phóng dao nhận ruộng.

Hôm tổ chức buổi lễ, mọi người nô nức đến xem ông Bơng phóng lao. Cờ quạt rợp trời, tiếng chiêng trống vang lừng. Trên đỉnh Băng Sơn, Lê Phụng Hiểu mình trần như một lực sĩ, tay phải cầm con dao, Ngài chạy lấy đà rồi phóng nhanh ra phía trước mặt. Chỉ nghe vút một cái đã thấy lưỡi dao ở giữa tầng không, lao đi như tên bắn. Đến ngút tầm mắt mọi người mới thấy lưỡi dao chúc xuống và đi chếch đến địa phận làng Đa Mỹ.

Tiếng reo hò vang lên như sấm. Tiếng chiêng, tiếng trống cũng khua lên liên hồi. Đích thân quan sở tại chạy đến chỗ lưỡi dao rơi xuống, rồi cho người chăng dây quy vuông để đo đạc. Thật không thể nào tưởng tượng nổi: hơn môït ngàn mẫu đất đã nằm gọn trong vòng quy vuông ấy!

Nhà vua vui lòng ban cho Lê Phụng Hiểu số ruộng đó để thưởng công, hàng năm không phải đóng thuế. Từ đấy trở đi ở châu Ái, hễ ai có công được thưởng ruộng, thì đều gọi là ruộng ném dao cả.

Lê Phụng Hiểu trung thành với nhà vua hết lòng, biết điều gì là nói luôn không giấu. Đi đánh dẹp tới đâu cũng thắng. Ngài thọ ở tuổi bảy mươi bảy. Khi mất, dân chúng trong vùng thương tiếc, có đến mấy nơi lập đền thờ Ngài làm phúc thần, cầu đảo mọi người rất là linh ứng.

Đời Trần, năm Trùng hưng thứ nhất gia phong cho Ngài là Đô thống vương. Năm thứ tư, thêm hai chữ "Khuông quốc". Năm Hưng Long 21, thêm hai chữ nữa là "Tá thánh". Đền miếu của Ngài nguy nga, hương khói bốn mùa không lúc nào dứt. Ngày nay, ở các thành phố lớn cũng có đường phố mang tên Ngài.



__________________







Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime11/6/2011, 21:25
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

tuy hơi dài nhưng hay lắm
vote chú phát






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime17/6/2011, 19:19
beo_sieuhot
beo_sieuhot
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 08-11
Lớp cũ /đang học lớp : A6
Tổng số bài gửi : 580
Được cảm ơn : 45
Birthday : 03/02/1993
Xã, thị trấn : Hoằng Quỳ
Công việc : DânChơiCấpXóm

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

Le Dinh Minh12b2 đã viết:
tuy hơi dài nhưng hay lắm
vote chú phát

hì hì cảm ơn anh






Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime18/6/2011, 09:54
beo_sieuhot
beo_sieuhot
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 08-11
Lớp cũ /đang học lớp : A6
Tổng số bài gửi : 580
Được cảm ơn : 45
Birthday : 03/02/1993
Xã, thị trấn : Hoằng Quỳ
Công việc : DânChơiCấpXóm

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa







Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime20/6/2011, 07:00
Le Dinh Minh12b2
Le Dinh Minh12b2
Thành viên Năng Động
Thành viên Năng Động
Giới tính : Nam
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : b2
Tổng số bài gửi : 539
Được cảm ơn : 71
Birthday : 01/11/1994
Xã, thị trấn : Hoằng Hóa
Công việc : Học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa

hay đấy thank chú phát





Truyền thống Hoằng Hóa I_icon_minitime
Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền thống Hoằng Hóa








Truyền thống Hoằng Hóa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Sân Trường :: Thanh Hóa quê choa!-

 
Diễn đàn Trường THPT Hoằng Hóa II
Địa chỉ : Hoằng Kim , huyện Hoằng Hóa , tỉnh Thanh Hóa,Việt Nam.

Power by : PHPBB2 | Style: VBB 3.8
Được xây dựng và phát triển bởi BQT và thành viên diễn đàn!
hoanghoa2
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất