Diễn đàn trường THPT Hoằng Hóa II
Chào mừng bạn đến với

Diễn đàn trường THPT HOẰNG HÓA 2


Tên miền được sử dụng chính thức là thpthoanghoa2.net

Diễn đàn trường THPT Hoằng Hóa II
Chào mừng bạn đến với

Diễn đàn trường THPT HOẰNG HÓA 2


Tên miền được sử dụng chính thức là thpthoanghoa2.net

Luyện đọc sách nhanh  9101010
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

:: Quên mật khẩu ::



Share|

Luyện đọc sách nhanh Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Luyện đọc sách nhanh  I_icon_minitime23/5/2011, 21:49
hugoly
hugoly
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Giới tính : Nữ
Khóa học : 10-13
Lớp cũ /đang học lớp : 10c3
Tổng số bài gửi : 145
Được cảm ơn : 4
Birthday : 14/11/1995
Xã, thị trấn : hoằng kim
Công việc : học sanh

Bài gửiTiêu đề: Luyện đọc sách nhanh

Các quy tắc để luyện đọc sách nhanh

- Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.

- Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán.

- Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh. Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần phải luyện lại.

- Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây, cố hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây.

- Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn.

- Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá, các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa.

- Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ. Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách.

- Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ.

- Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc.

- Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách.

Làm được 10 điều như vậy, sau một thời gian ngắn chắc chắn bạn sẽ là người đọc sách báo nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều người.


Làm sao để đọc được cực nhanh?

Nếu luyện tập theo phương pháp đọc nhanh của Nhật, bạn có thể đọc cực nhanh, rất có lợi cho những người cần đọc nhiều trong công việc.

Chương trình buổi tối của đài truyền hình NHK vừa bắt đầu và các ống kính ghi hình trực tiếp đang chĩa về khuôn mặt của Uico. Cô tươi cười nhìn khán giả…

Uico đang ngồi trong chiếc ghế bành văn phòng, trên tay là một quyển sách dày mà một khán giả bất chợt trên trường quay mới mang đến.

Sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình, cô nhắm ngay mắt lại, với vẻ mặt thể hiện sự tập trung cao độ hết sức. Rồi Uico từ từ hé mắt ra… tròn dần và bắt đầu đọc. Một kiểu đọc… “dễ sợ”! Chỉ trong vài phần của một giây đồng hồ đã xong một trang, còn ngón trỏ của Uico thì chuyên môn lật sang trang như… máy. Sau 2 phút, cô gái đã đọc xong 200 trang chữ. Uico gấp sách lại và bắt đầu kể lại nội dung cuốn sách vừa đọc một cách vô cùng chính xác.

Tuy đang còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng Uico Yokohama đã là một tài năng thực sự: Cô có thể đọc từ 60.000 – 80.000 tự dạng trong một phút (để so sánh một người bình thường đọc trung bình cỡ 600 tự dạng/phút).

Đây không phải là trò ảo thuật hay năng khiếu bẩm sinh. U. Yokohama đang giữ chức vô địch tuyệt đối về đọc nhanh của Socudocu Kiokai – hiệp hội toàn quốc về các phương pháp đọc nhanh, có trụ sở tại thành phố cảng Yokohama, nơi có hàng ngàn người đang theo học phương pháp đọc cực nhanh.

Từ khi được thành lập vào đầu năm 1985, rất nhiều các nhà quản lý, sinh viên, phóng viên cũng như giới chuyên gia của nhiều ngành khác nhau – do yêu cầu chuyên môn bắt buộc phải đọc hàng “đống” giấy tờ mỗi ngày – tới học cách đọc nhanh tại đây. Sau vài tháng, họ sẽ nắm được bí quyết đọc nhanh gấp 60 – 70 lần bình thường.

“Đây là một cuộc cách mạng thực sự – tiến sĩ Toikaiu Suzuki, một giảng viên trong trường, cho biết – Nhất là so với phương pháp đọc “tốc hành” đang phổ biến ở Tây phương, chỉ “cho phép” đọc nhanh hơn từ 6 đến 7 lần mức bình thường”.

Thoạt nghe có vẻ khó tin, nhưng bí quyết thành công của “lối đọc kiểu Nhật” này nằm ở đâu?

“Đó là sự kế thừa nhuần nhuyễn từ triết học cổ truyền – Motoki Yoshiomoto, người sáng lập Hiệp hội Đọc nhanh, giải thích – Trước tiên, học sinh phải học được cách tự thư giãn và quy tụ mọi ý nghĩ vào một điểm duy nhất; nếu không thì họ sẽ chẳng học được cái gì hết.

Thứ đến là học cách “làm chủ” nhịp thở của mình: sâu lắng, từ từ… để bảo đảm lượng ôxy tới não tối đa. Mục tiêu chính là tập cách tạo “đỉnh điểm” giống như trước khi đi vào giấc ngủ – khi não bộ bắt đầu sản sinh ra các tia alfa, với cường độ từ 8-10 hertz; đối lại với cường độ lúc tỉnh táo của tia beta: từ 11-14 hertz.

Trong khi tập, học viên có thể tự kiểm tra xem đã giảm được cường độ xung điện não của mình xuống đúng mức chưa – qua thuật ngữ video kỹ thuật số với máy điện não đồ. Dưới ảnh hưởng của tia alfa, não bộ sẽ ở vào trạng thái “tiếp nhận tối đa”, giống như một thứ “giấy thấm” lý tưởng”. Sau não bộ và hô hấp, thị giác là yếu tố thiết yếu thứ ba trong phương pháp “đọc nhanh kiểu Nhật”.

“Khi đọc nhanh, mắt bạn phải tự động chọn lấy 3 – 4 điểm “cơ bản” trong ánh nhìn trùm lên cả hai trang sách kế tiếp mà đôi tay bạn đang giữ chúng, rồi “nhảy múa” từ điểm này qua điểm kia bằng “tốc độ nhớ’’ – Maiumi Suca****a, nữ giáo sư thỉnh giảng tại hiệp hội, nói – Tuy có vẻ hơi lạ, nhưng chính nhờ lối “thể dục bằng mắt” này sẽ khiến bạn thâu trọn cả trang sách với tốc độ tối ưu, mà không cần phải đọc thứ tự từng dòng một.

Mọi khái niệm tự dạng – chữ – dòng thuộc kiểu đọc cố hữu xưa nay đều phải bị “lướt” qua. Học viên ra trường với lối “đọc toàn cảnh” – y như khi ta thâu tóm cảnh quan rộng lớn chỉ bằng một ánh nhìn vậy. Hay nói một cách khác: “Lối đọc kiểu Nhật” là cách “sao chép” lại toàn bộ trang sách.

Trong khi bán cầu não phải nhận biết các tự dạng, đồng thời bán cầu não trái lại chuyên phân tích tỉ mỉ và logic; kết hợp chúng lại, bạn sẽ thâu tóm nội dung điều đã đọc. “Trong khi đang đọc, cặp mắt phải chuyển động cực nhanh để nhận được những gì “chúng thấy”.

Nhưng sau đó, những gì đã thấy bất thình lình tái hiện lại và toàn bộ nội dung đã đọc “khắc” vào não. Đó là một hệ quả thú vị – nữ giáo sư M. Suca****a khẳng định – Nhưng không phải là không có ngoại lệ. Từng xảy ra nhiều trường hợp học viên không thể kể được nội dung sau lần đọc đầu.

Tuy vậy, điều đáng nói ở đây là hiệu suất đọc. Ít nhất cũng gấp cả chục lần trước khi chưa học “đọc nhanh”. Thực tế chứng minh rằng cách đọc ngang từ trái sang phải đã lạc hậu, mất thời gian. “Đọc dọc” từ trên xuống dưới hiệu suất hơn nhiều – mà “Phương pháp Nhật Bản’’ là một ví dụ đặc trưng”.

Làm thề nào để trong vòng 1 tuần bạn phải ngốn hết 400 trang Tiếng Anh về Computer. Không chỉ là đọc hiểu mà còn phải học thuộc để làm bài thi nữa. Tôi sẽ chia xẻ với bạn một số kinh nghiệm mà Tôi có được

1. Trước hết bạn nên lướt qua bài đọc xem nó có bao nhiêu mục và đọc kỹ cái tiêu đề.
- Nếu bài đọc có phần summary thì bạn nên đọc trước để có ý tưởng cơ bản về những gì mà mình phải cần đọc. Trong suốt thời gian đọc sau đó bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì mà tác giả đã ghi trong phần summary. Bởi vì đó là những điều quan trọng nhất.(Trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng)
- Gấp sách lại và tự hỏi ý tác giả muốn nói gì trong bài viết của mình.

2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ làm bạn rất mất thời gian.
- Bạn có cần phải dịch ra Tiếng Việt trong khi đọc không? Câu trả lời là không nên. Bởi vì nó sẽ tạo cho bạn một tiền lệ rất xấu. Tuy nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm trong việc đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài thì điều này là cần thiết. Nhưng thời gian sau bạn sẽ phải thay đổi.
- Nếu trong thời gian đọc nếu gặp 1 từ nào đó bạn không hiểu nghĩa. Bạn không cần dừng lại để tra từ điển vì như thế bạn sẽ quên hết những gì mà bạn đã đọc được trước đó. Cố gắng dựa vào nội dung của nguyên câu để suy ra nghĩa của từ mới.
- Sau khi đọc xong đoạn đó. Hãy ghi lại nghĩa của từ mà bạn chưa biết và cố gắng học thuộc để lần sau nếu gặp lại thì bạn sễ không cần phải tra tử điển

3. Đọc theo ý. Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghia

4. Không nên đọc một câu nhiều lần. Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất

5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc. Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.

Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách.

Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể họ có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với việc hiểu được nội dung. Nói chung, đọc là một quá trình tổng hợp không chỉ đòi hỏi nắm được từ ngữ mà còn cả dấu câu, cú pháp, ngữ pháp, tục ngữ và cảm thụ được cảm xúc của người viết…

Khi đọc, điều quan trọng không phải là tốc độ mà la khr năng nắm được nội dung. Khó có thể định lượng khả năng này, và có lẽ càng khó mang nó ra thi thố. Nhưng kỹ năng hiểu thực sự cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Thời đại thông tin hiện nay đòi hỏi không những khả năng tích lũy thông mà còn cần cả khả năng xủa lý thông tin. Hãy tham khảo một số phương pháp đọc hiểu sau:

Trước tiên, bạn cần phải biết rằng không phải câu từ đều có chức năng giống nhau. Một số từ dùng chỉ vật như danh từ, những từ khác lại dùng để chỉ đặc tính của vật như tính từ, trong khi động từ lại dùng để diễn đạt hành động, còn trạng từ dùng để bổ nghĩa cho hành động. Nắm được phương thức tổ chức của các nhóm từ cơ bản trên trong văn cảnh của một câu cho sẵn sẽ rất tiện lợi.

Ví như, thông thường các danh từ đứng ở đầu câu. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong việc chỉ ra câu đó nói về ai, về cái gì. Tính từ đứng ngay trước danh và truyền tải thông tin ít hơn danh từ vì chức năng cơ bản của tính từ là làm rõ nghĩa cho danh từ. Có nhiều danh từ như “House”, “boy” hay “eternity”…, tự bản thân những từ đãhàm nghĩa. Thật ra, ngoài từ“ long” thì còn có từ nào đó vẫn có thể bổ nghĩa cho từ “eternity”?

Động từ thì đứng sau danh từ. Chúng giúp người đọc biết được hoạt động của chủ ngữ. Điều này rất quan trọng vì ccá hành động thường truyền tải rất nhiều thông tin về trạng thái và tình huống. Ví dụ trong câu “ the man shudded…” thì ta không những thấy được trạng thái rùng mình mà còn cảm nhận được cảm xúc của ông ta và những tình huống lý giải cho trạng thái đó.

Trạng từ thường đứng sau động từ để mô tả cụ thể hành động. Ví dụ, như câu “ he smiled happily” và câu “he smiled sarcastically” có nghĩa rất khác nha. Cũng như tính từ, trạng từ được phân biệt nhờ tầm quan trọng của chúng đối với việc hiểu, vì trạng từ còn phụ thuộc vào động từ trong câu. Nói chung các động từ như “crying”, “ shouted”… thì tự chúng cũng có sắc thái nghĩa, còn những động từ khác như“gave”, “said”, dreams” có sắc thái nghĩa mờ hơn.

Khi biết được các nhóm từ cơ bản và hình thức tổ chức của chúng, người đọc sẽ dễ dàng hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu. Đặ biệt là đối với trẻ em, sẽ rất tốt nếu chúng biết được trạng từ là gì, vị trí và vai trò của trạng từ trong câu.

Việc đọc lướt cũng rất hữu ích. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho các doanh nhân và sinh viên. Nó giúp người đọcphân biệt được phânf nào quan trong hơn còn phần nào kém quan trọng hơn trong một mẩu tin. Phần quan trọng hơn thường là danh từ (đặc biệt là những cái tên trong một mẩu tin về sự kiện có thật) và các động từ. Những điểm khác cần lưu ý khi đọc lướt là các con số ( như số liệu thống kê, ngày tháng) và thời của động từ (liệu hành động được diễn ra ở thời quá khứ, hiện tại hay tương lai) . Những phần quan trọng hơn có thể là các từ như a, the, or, and, if, as… các từ được lặp lại, hay một số tính từ và trạng từ.

Dưới đây là một câu chuyện hư cấu và một mẩu tin có thật

Chúng ta đánh dấu những phần quan trọng giúp hiểu nội dung văn bản:

“ Suddenly, he ad a loud bang in the distance. Mark’s head began to spin wildly. The explosion had been close, too close. Panicking, he clutched desperately at his cameraturned to flee. Them, a voice, faint but growing stronger, crept towards him. He looked round, it was a young girl. “ Mark, are you okay? Mark didn’t know whether to laugh or cry. He was alive. That was all he knew”

Trong 71 từ có trong văn bản trên, chỉ cần phải hiểu 38 từ. Vì vậy, không cần phải dùng một kỹ thuật đặc biệt nào cũng có thể đọc nhanh gấp đôi nhờ kỹ năng đọc lướt.

Thêm một ví dụ

“ In November 1918, the great war finished. Some 20 million men, women, children are estimated to have perished during the year of conflict and the flu epidemic which ensued. The German leader, kaiser Wilhelm was replaced with an embryonic new republic, called Weimar. It would have to tackle, in 1923, spiralling hyper-inflation, and later the vise and rise of Adolf Hiler and his Naris. The first war was only the five number of a conflagration still get to S”

:dfsddf: :70: :70: :70:






Luyện đọc sách nhanh  I_icon_minitime26/11/2011, 20:40
hoamoclan
hoamoclan
Thành viên mới
Thành viên mới
Giới tính : Nữ
Khóa học : 09-12
Lớp cũ /đang học lớp : B1
Tổng số bài gửi : 52
Được cảm ơn : 0
Birthday : 08/11/1994
Xã, thị trấn : 0
Công việc : học sinh

Bài gửiTiêu đề: Re: Luyện đọc sách nhanh

Smile bài sưu tầm có ý nghĩa, thank em một cái Very Happy Very Happy






Luyện đọc sách nhanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Lớp Học :: Trao đổi học tập :: Khối đại học- cao đẳng-

 
Diễn đàn Trường THPT Hoằng Hóa II
Địa chỉ : Hoằng Kim , huyện Hoằng Hóa , tỉnh Thanh Hóa,Việt Nam.

Power by : PHPBB2 | Style: VBB 3.8
Được xây dựng và phát triển bởi BQT và thành viên diễn đàn!
hoanghoa2
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất